Nguồn gốc và ý nghĩa của bánh trung thu không phải ai cũng biết

18 Tháng Tám 2021   608

Hầu hết ai trong chúng ta đều trải qua những kỉ niệm trung thu quý giá, nhận trên tay từng chiếc bánh trung thu may mắn nhưng liệu các bạn có hiểu rõ được ý nghĩa tặng quà bánh trung thu là mang lại ý nghĩa về những điều tốt đẹp. Để có thể hiểu về những gì tốt đẹp từ bánh trung thu mang lại, mời các bạn theo chân Skyline Việt Nam tìm hiểu nhé.

1. Nguồn gốc bánh trung thu

Theo như trong ghi chép sách vở về lịch sử dân tộc, bánh trung thu được  bắt nguồn từ Trung Hoa, vào cuối thời Nguyên trong phong trào khởi nghĩa do Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn đứng đầu. Khởi nghĩa nổi lên nhằm giúp nông dân thoát khỏi sự thống trị của các giai cấp thống trị.

Vào thời đó các phương tiện truyền thông được phát triển nên rất khó để trao đổi thông tin với nhau. Do đó để truyền những tin các binh sĩ đã suy nghĩ làm ra những chiếc bánh để nhét những mật thư vào trong ruột bánh.

Từ đó các binh sĩ của chúng ta trao đổi thông tin qua lại bằng cách như thế và cuối cùng cũng đã hẹn nhau vào đêm rằm tháng 8 âm lịch sẽ cùng nhau chiến đấu và khởi nghĩa.

Sau đó cuộc chiến giành thắng lợi, để nhớ ngày chiến thắng các chiến sĩ đã lấy ngày rằm tháng 8 hàng năm đó để ăn mừng thắng lợi. Những chiếc bánh được sử dụng để truyền tin lúc đó đều có hình dạng tròn với các hoa văn được trang trí nổi lên bề mặt bánh khá nổi bật và đẹp mắt.

Bánh có hình tròn thể hiện sự đầy đủ, niềm vui trọn vẹn của các chiến sĩ được trờ về nhà quay quần với gia đình và bạn bè. Nên từ đó tết Trung thu mới xuất hiện để thể hiện sự sum vầy, có mặt đầy đủ các thành viên trong gia đình và còn có tên gọi khác là Tết Sum Vầy, Tết Đoàn Viên.

Nguồn ảnh Internet

Còn ở Việt Nam, nguồn gốc bánh Trung thu bắt nguồn vào ngày rằm tháng 8 khi các nông dân mở tiệc ăn mừng mùa lúa tốt của một năm. Để cảm tạ trời đất đã ban cho con người mùa vụ thuận lợi và tốt đẹp, chiếc bánh có thể được làm hình tròn hoặc hình vuông.

Ngày này, các thành viên trong gia đình sẽ trở về nhà, cùng nhau quây quần bên nhau trò chuyện vui vẻ, cùng thưởng thức miếng bánh ngon và nhâm nhi tách trà nóng. Ngoài ra, đây cũng là dịp tết với nhiều hoạt động vui chơi, múa hát dành cho các em thiếu nhi.

2. Ý nghĩa bánh Trung Thu

Mặc dù du nhập về Việt Nam nhưng bánh Trung Thu ngày nay đã ăn sâu vào trong trong tâm trí người Việt bởi những ý nghĩa mang giá trị nhân văn của chính nó.

Ở Việt Nam 2 loại bánh trung thu truyền thống thịnh hành nhất là bánh dẻo và bánh nướng. Mỗi loại bánh đều có ý nghĩa khác nhau như sau.

* Ý nghĩa về loại bánh:

- Bánh trung thu dẻo có hình dáng vầng trăng tròn biểu tượng cho sự đoàn viên cộng thêm màu trắng ngà của bánh thể hiện tình yêu khăng khít của vợ chồng.

Bánh trung thu Khách sạn Metropole Hà Nội 

- Bánh trung thu nướng, nó mang ý nghĩa là dù ta có trải qua bao khó khăn trong công việc thì vẫn luôn có người thân bên cạnh, chở che ta. Nhân bánh mặn, ngọt, đủ vị thể hiện sự ấm áp, ngọt ngào của gia đình bên ta.

* Ý nghĩa về hình dáng:

- Bánh trung thu hình tròn thể hiện cho hình dáng của vầng trăng trong ngày rằm tháng tám biểu trưng cho sự vẹn nguyên, đủ đầy sự đoàn tụ viên mãn.

Bánh trung thu khách sạn Fortuna Hà Nội

- Bánh trung thu hình vuông đại diện cho hình dáng trời đất, sự tự do và hạnh phúc của con người.

Nguồn ảnh Internet

Hiện nay, bánh trung thu vẫn có nhiều hình dáng và các loại nhân cũng đa dạng hơn để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nhưng giá trị và ý nghĩa của bánh trung thu vẫn không thay đổi.

>>> Một số hãng bánh của khách sạn 5 sao tại Hà Nội chỉ từ 790k/hộp: XEM TẠI ĐÂY

Còn gì tuyệt vời hơn là khi cả nhà ngồi lại bên nhau, cùng ngắm trăng, cùng xem phá cỗ, thưởng thức những chiếc bánh trung thu hấp dẫn lại vô cùng ý nghĩa phải không nào!

Hy vọng những chia sẻ trên của Skyline Việt Nam đã giúp bạn hiểu thêm về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc bánh Trung Thu nhé!